Trang Thời Sự


Những mảnh đời
trên quê hương tôi

Tác giả: V.T
Thể loại: Phóng sự

       Đã hơn ba thập niên qua, kể từ khi miền Nam được gọi là Giải Phóng! Cái danh từ  giải phóng nghe qua tưởng chừng nhân dân Việt Nam đã thoát khỏi cảnh nghèo đói và bị bóc lột của giai cấp tư bản đế quốc Mỹ từ những thập niên trước 1975, như CSVN đã rêu rao tuyên truyền. Nhưng cho tới hôm nay, sau hơn ba mươi lăm năm được giải phóng, người dân Việt Nam vẫn còn hơn bảy mươi phần trăm có mức sống dưới trung bình, trong một xã hội mà chế độ CSVN thường khoe khoang với mỹ từ: Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc.
       Nhân một lần về thăm quê, tôi ghi lại vài cuộc gặp gở với những người dân Việt trong các giới: Công nhân, giáo viên, vũ nữ...

1./ Đời Công nhân:
       Cuộc sống vật chất thiếu thốn trăm bề là điều không thể tránh khỏi của giới công nhân dưới chế độ XHCNVN. Tôi được biết, lương trung bình của họ chỉ khoảng 1,9 đến 2,5 triệu đồng một tháng mà chi phí để trang trải cho cuộc sống ở thị thành mỗi ngày một đắc đỏ, chạy theo cơn sốt của đồng tiền Việt Nam mất gía theo hối suất Mỹ kim. Nói đến giới công nhân ở quê nhà, họ chỉ nghĩ tới những bữa ăn đạm bạc, đời sống tinh thần eo hẹp và lo lắng thiếu đủ!  Hầu như cuộc sống người công nhân ai cũng quen thuộc với cảnh tượng mấy miếng đậu hũ, chén đậu phộng rang muối, hủ chao, chai nước tương, vài con khô mặn... ăn cơm để sống qua ngày.
     Một buổi chiều tôi về quê đám tang cho ba tôi, xe chạy tắt trên con đường số 2, khu kỹ nghệ Tân Tạo. Dọc theo con đường này cũng là nơi tập trung của nhiều hàng quán mua bán rau cải và thức ăn. Nhìn hai nữ công nhân ở tuổi xuân thì lựa thực phẩm cho bữa ăn tối của mình, tôi không khỏi chạnh lòng và bảo đứa cháu đậu xe lại bên đường cho tôi ghi lại vài cảm xúc: Miếng thịt heo nhỏ xíu được hai cô cân đi đếm lại cuối cùng cũng thả xuống, chọn mấy con cá nhỏ và bó rau héo úa còn lại của buổi chợ chiều. Tôi đến gần hai cô hỏi khẻ:
- Sao hai em không mua miếng thịt heo, mà đổi lấy những con cá nhỏ xíu?
      Một cô quay lại nhìn tôi hơi ngỡ ngàng, mĩm cười đáp:
- Tụi em là công nhân, tiền lương thấp lắm, ăn uống phải tiết kiệm mới còn dư tiền gởi về gia đình chứ anh!
     Tôi liếc nhìn người bán hàng thu số tiền ba mươi lăm ngàn đồng VN bỏ vào ngăn kéo. Thế là bửa cơm chiều nay của hai cô nữ công nhân chỉ ngần ấy số tiền, liệu hai cô có đủ dinh dưỡng để tiếp tục làm người công nhân nữa hay không?!
      Khi xe vào đường cao tốc ( Free way ) về miền Tây, không còn phải kẹt xe như trong thành phố nên rảnh mắt, thằng cháu của tôi vừa lái xe vừa kể:
- Đa số những công nhân làm trong các khu công nghiệp ở Sài Gòn đều từ các tỉnh ngoại thành đến, thường là những tỉnh ở miền Tây. Họ rủ nhau vài ba người rồi cùng thuê phòng trọ để ở, phòng trọ bao luôn điện nước giá cho thuê trung bình là bốn trăm ngàn mỗi tháng. Ngay cả việc ăn uống, họ cũng hùng lại 4 đến 5 người ăn cho đở phần tốn kém, như vậy  mỗi bửa ăn cho ngần ấy số người, chỉ mất khoảng trăm nghìn là điều được tiết kiệm và gói ghém trong cuộc sống của họ.
      Thằng cháu tôi dừng giây lát rồi kể tiếp:
- Đó là phần ăn uống! Còn về phần áo quần để mặc, đến khu chợ Thái Bình ở Khu công nghiệp Sóng Thần, mọi người sẽ được thưởng thức chợ đêm với đầy đủ mọi thứ hàng hóa và chủ yếu vẫn là quần áo rẻ tiền. Giới công nhân cũng thường xuyên mua sắm trang phục cho mình và gửi về quê cho người thân trong khu chợ nầy, giá cả chỉ bằng 1/10 quần áo ở các cửa hiệu thời trang. Đến đó, nghe inh ỏi lời rao bán của những người bán hàng: “áo đẹp đây, áo mới đây, hàng thanh lý mỗi cái 20 nghìn..v..v”. Thế là chị em công nhân xúm lại, lựa chọn vừa túi tiền của mình! Quần áo bày bán nơi khu chợ nầy cũng không đến nỗi quá hạn thời trang, cho nên những người công nhân hay mua để làm quà Tết cho thân nhân khi mỗi độ xuân về.
       Nếu coi đời sống vật chất cực khổ trăm bề thì đời sống tinh thần của họ cũng không khá hơn được bao nhiêu mặc dù hiện nay đời sống công nhân cũng được quan tâm rất nhiều từ các ban ngành, nghiệp đoàn đấu tranh cải tổ giờ giấc làm việc, tăng lương... Nhưng chuyện một người công nhân mua báo để đọc hàng ngày là rất hiếm. Họ hầu như không quan tâm và cần biết đến các thông tin trên báo chí hay truyền hình.! Bởi vì quan niệm của họ chỉ biết miệt mài làm việc và đợi ngày lảnh lương,  rồi chừa tiền chi tiêu cho tháng tới, còn lại bao nhiêu thì gởi về quê cho thân nhân.
       Mấy hôm sau, tang lễ của ba tôi xong, tôi trở lại Sài Gòn thăm một người bạn và có dịp tiếp xúc với một cô công nhân tên Bích, làm công cho hảng giầy Adidas. Hoàn cảnh của cô Bích cũng giống như những công nhân khác, gia đình nghèo nên bỏ quê lên thành phố tha phương cầu thực!. Căn phòng trọ của cô nằm trong một đường hẻm quanh co thuộc xóm lao động, quận 11 thành phố Sài Gòn. Chỗ ở của Bích rất chật hẹp, diện tích ước chừng bốn thước vuông, trần nhà thấp lè tè, cao khỏi với tay của tôi một tí. Để làm thân với Bích, qua giới thiệu của người bạn, tôi nhờ cô Bích làm cho một bửa cơm canh chua nấu với cá lóc và cá kho tộ. Vừa ăn, tôi hỏi chuyện:
- Quê Bích ở đâu, gia đình em có mấy người anh, chị, em.?
      Giọng thật thà, hiền từ, Bích trả lời tôi:
- Nhà em ở Đồng Tháp. Gia đình em còn mẹ già với hai người anh và hai đứa em...
- Mẹ già chung sống với ai?
- Mẹ em sống một mình, thỉnh thoảng có anh trai nhà ở bên cạnh đến thăm.
     Nghe hoàn cảnh mẹ già sống đơn độc, tôi có chút chạnh lòng:
- Tội nghiệp! Đêm khuya, rủi có đau yếu bệnh hoạn, không có ai bên cạnh chăm sóc.
     Nhìn Bích đang cúi mặt suy nghĩ, tôi hỏi về kinh tế gia đình:
- Lương hằng tháng của em bao nhiêu?
- Dạ! ...hơn hai triệu đồng tiền Việt.
      Ngừng giây lát, Bích tiếp:
- Mỗi tháng em xài tiện tặng lắm mới còn dư  được khoảng một triệu đồng để gởi về cho mẹ xây xài!
     Tôi tính nhẩm trong đầu, như thế mỗi ngày Bích chỉ chi tiêu hơn ba chục ngàn đồng vào cơm nước! Với vật giá đắc đỏ của Sài Gòn thì những bửa ăn của công nhân có đồng lương thu nhập thấp giống như Bích, thức ăn trên bàn không ngoài dưa muối, tương chao.
     Nói thật với lòng, hôm nay tôi ăn cơm nhà Bích rất ngon miệng, vì canh chua và cá kho tộ là món sở trường của tôi. Bích nhìn tôi ăn, hỏi ý:
- Em làm cơm có ngon không anh?
- Rất ngon!
- Anh khen thật hả?
- Khen thật lòng mà.!
     Ăn cơm xong, tôi nói lời cám ơn cho bửa cơm và chào Bích ra về. Ra tới cuối hẻm, tôi ngoái đầu nhìn lại dãy nhà trọ, lòng dâng lên niềm thương cảm:
- Đời sống công nhân dưới chế độ CHXHCNVN sao hẩm hiu quá!    

2./ Đời vũ nữ:
       Tàn đêm tiệc ấy, sau những mê man say ngủ, tỉnh dậy Mộng Điệp mới biết mình đã mất đi đời con gái, đó cũng là bước ngoặt cuộc đời của một cô gái trở thành vũ nữ, đêm đêm chôn chân ở vũ trường, cùng với tiếng nhạc sập sình cho tới khi nữa đêm về sáng!
      Mộng Điệp, cái tên khá mỹ miều và có chút huyền thoại về ước mơ trở thành loài bướm đêm, từ khi cô gái bỏ quảng đời trinh trắng để bước chân vào chốn vũ trường!. Cái tên ấy đã gắn chặt với cô suốt những năm tháng trên chặng đường đời đầy giông tố, phong ba của cuộc đời buôn hương bán phấn. Cô bảo: "Cứ gọi em cái tên lạ lẫm ấy, vì giờ tên thật Nguyễn Thị Bé của em cũng đã cố quên, không muốn nhớ đến vì mỗi lần có ai nhắc tới tên Bé lại thấy tủi hổ với vết gợn đục mà các bậc sinh thành đã kỳ vọng và đặt cho mình".
      Cô nhìn tôi cười và bảo với tôi, chỉ muốn nói ra câu chuyện của mình cho thoải mái và đó cũng là bài học để các bạn cùng suy ngẫm và thận trọng hơn trong mỗi bước đi giữa dòng xoáy cuộc đời. Tôi lấy máy định ghi một tấm hình, Mộng Điệp xua tay và lắc đầu:
- Em không muốn cha mẹ hoặc bạn bè nhìn thấy hình ảnh của em lúc này. Anh thông cảm.
- Vâng! Anh hiểu.
       Đó là đêm trong vũ trường Friendship, chuyển ngữ theo nghĩa Việt là vũ trường Bằng Hữu, tôi và Mộng Điệp ngồi đối diện nơi bàn nước ở góc vắng vũ trường, đôi má của cô gái chỉ  đánh phấn hồng  nhợt nhạt, không dầy đủ để xóa hết vết sẹo của những mụn nhọt thời dậy thì. Mộng Điệp khẻ bảo với tôi:
- Rất lâu rồi em mới có được cảm giác thế này.
- Em nói anh không hiểu hết ý!
- Nghĩa là đã lâu nay với đời vũ nữ em mới gặp một người khách như anh, mua vé chỉ để cho đào nói chuyện tâm sự...Anh không biết khiêu vũ hả?
- Biết chứ! Anh có đôi chân vàng vũ điệu Boston. Nhưng tối nay với em, anh chỉ thích ngồi nói chuyện tâm tình.
- Chuyện gì?
- Chuyện quá khứ đời người.
       Thế là Mộng Điệp kể cho tôi nghe về cuộc đời của cô: Ngược dòng thời gian tìm về quá khứ, cách đây đúng 5 năm, cô gái thôn quê tên Nguyễn Thị Bé còn thơ ngây, trong trắng với những bữa đói, bửa no qua ngày, nhưng cũng được cha mẹ cho đi học và tung tăng cắp sách đến trường. Ngày ấy với Bé, em mong một ngày nào đó sẽ thoát khỏi lũy tre làng, để đi làm kiếm tiền phụ giúp cha mẹ sớm vượt qua cơn bĩ cực, và ở đó em nghĩ một lúc nào mình cũng sẽ sớm thoát khỏi cảnh “dầm mưa dãi nắng” trên những cánh đồng gió bấc khi mùa đông giá lạnh về!
      Ngày nhận tấm bằng tốt nghiệp cuối cấp III, Mộng Điệp cất vội trong túi, gói ghém giấc mơ đổi đời, bước chân theo bạn về chốn Sài Gòn hoa lệ tìm kiếm việc làm.
      Mộng Điệp nhanh chóng có được chân nhân viên giúp việc trong một quán cà phê, ấy là nhờ bề ngoài trông chân chất gái quê, hình thức cũng nhìn khá đẹp gái. Với công việc suốt ngày bận rộn, thu nhập ít ỏi, đôi khi nhìn các vị khách cùng tuổi hoặc tầng lớp chú bác đến “đốt tiền” trong những ly giải khát, Mộng Điệp càng thấy chạnh lòng và chợt khao khá những thứ xa hoa vật chất.
        Những lúc khách thưa vắng, rảnh rỗi, Mộng Điệp ngồi nghe ngóng được một số câu chuyện của các “đại gia” đến uống nước, trên tay cầm từng xấp giấy tiền đô ngồi đếm, xài đồ hiệu, vàng bạc đeo trĩu nặng, cô gái đồng quê càng thôi thúc nuôi ước mơ một ngày nào đó được sở hữu những thứ giá trị trên đời nầy.
      Có lần, trong lúc cầm hóa đơn thanh toán tiền khách, một “đại gia”  hào phóng đưa 500.000 ngàn đồng không thèm lấy tiền thối lại. Hắn nhoẻn miệng cười, ngắm nhìn Mộng Điệp săm soi và có chút thèm khát trên thân thể  nẩy nà của Mộng Điệp:
- Anh boa cho em đó, lần sau nhớ phục vụ chu đáo hơn nha.
     Cầm tiền trên tay, Mộng Điệp không dám tin đó là sự thật!  Và mỗi ngày trôi qua, cô luôn mong chờ đợi vị khách hào phóng kia đến uống nước.
      Sau những lần làm quen, Mộng Điệp được vị khách kia gợi ý mời đi ăn với giọng đầy thông cảm, tâng bốc tâm lý phái nữ:
- Anh thấy em cũng đẹp, nhưng làm ở đây thì phí quá. Anh đang có công ty, cũng đang cần người có hình thức và tính tình thật thà như em. Nếu em không chê thì về làm cho công ty của anh. Lương bổng thì em không phải lo gì cả, ở đây chủ quán trả cho em bao nhiêu thì anh sẽ trả gấp đôi, thậm chí gấp bốn lần. Em không phải lo gì hết đâu nha, tiền đối với anh không phải là vấn đề.
       Nghe vị đại gia cho hào quang một tương lai sáng lạng, sợ lỡ mất cơ hội, không cần suy tính, Mộng Điệp lén lút cáo bệnh xin chủ quán được tạm nghỉ công việc trong ngày để đi ăn cùng đại gia nọ.
      Thế là ngày hôm sau, đến đón Mộng Điệp là chiếc ô tô 4 chỗ màu trắng cáu cạnh, cô rón rén bước lên xe với ánh mắt ngỡ ngàng, không tin những gì đang diễn ra với chính mình. Ngồi trong xe, tâm hồn Mộng Điệp treo lơ lửng, hí hửng, hãnh diện ra mặt khi nghĩ về đám bạn ở quê nhà cùng cảnh với mình, giờ đây chắc đang lam lũ dầm mưa dải nắng trên những cánh đồng lúa.
      Lần đầu tiên được lên xe hơi đắc tiền, lại đặt chân trong một nhà hàng sang trọng, Mộng Điệp như lạc vào thế giới hoang đường mà nằm mơ cả đời cô cũng không bao giờ nghĩ đến. Bây giờ gặp được "đại gia" Sài Gòn. với viễn cảnh một tương lai tươi sáng khiến Mộng Điệp bất chấp tất cả, thả lỏng đời mình, không còn gìn giữ tiết hạnh. Đây là bước ngoặc lớn nhất cuộc đời cô gái miền quê thơ dại!
      Bên trong một nhà hàng sang trọng dành cho thực khách thuộc tầng lớp ném tiền qua cửa sổ, tiếng nhạc du dương, thức ăn đầy đủ sơn hào hải vị, đại gia hồ hởi mời cô uống rượu. Cô từ chối nhưng vị đại gia nét mặt buồn rầu, tỏ vẻ thất vọng:
- Mình anh uống thì buồn lắm, đi với người đẹp như em, anh vui rồi nhưng em hãy cho anh được hưởng trọn niềm vui này chớ. Sau này khi về làm cùng anh, em sẽ phải tập uống rượu để thỉnh thoảng còn đi tiếp khách xã giao để ký những hợp đồng mua bán. Công ty mình toàn làm ăn với các bạn hàng lớn, đến từ nhiều nước trên thế giới, mà em còn phải nhìn về tương lai, còn phải đi cùng anh ra nước ngoài ký kết hợp đồng nữa, giờ em hãy tập dần uống rượu đi là vừa.
      Vừa nói, vị đại gia nhìn về Mộng Điệp và chờ câu trả lời. Không nỡ chối từ, lại sợ phật ý đại gia nên cô nhắm mắt nhấm nháp vị cay trên môi.
      Gần tàn tiệc, đại gia rút ví ra đưa một xấp giấy bạc dày cộm mệnh giá 100,000$ cho Mộng Điệp rồi hấc hàm bảo:
- Ngày mai em đi mua chút đồ đẹp, mặc đồ này quê mùa lắm. Em yên tâm, về làm chỗ anh không phải lo điều gì cả. Anh thấy em có hoàn cảnh khổ nên rất thương….
      Trong bữa tiệc chỉ có hai người, với những lời nói đưa đẩy của đại gia, Mộng Điệp cũng đã kiểm chứng tửu lượng của mình. Ánh mắt cô đỏ bừng, chóng mặt, vị đại gia vỗ về, trấn an:
- Lần đầu tiên nên em cảm giác vậy đó, không sao đâu. Lúc nữa anh đưa em về chỗ nào nghỉ ngơi cho khỏe rồi hãy về. Giờ em về với mùi rượu nồng nặc thế này thì bạn bè biết chuyện trách anh.
     Mộng Điệp như cỗ máy răm rắp thực hiện mệnh lệnh của ông chủ. Thế nhưng, cuộc sống chốn phồn hoa với cám dỗ đồng tiền đã cuốn Mộng Điệp vào vòng xoáy cuộc đời.
     Đêm tiệc ấy, sau những mê man, tỉnh dậy, Mộng Điệp mới biết mình đã mất đi đời con gái, cô khóc lóc thì ông chủ mắng yêu:
- Anh để ý em lâu lắm rồi, đừng sợ gì cả. Anh sẽ bù đắp cho em.
      Vừa nói, vị đại gia rút xấp tiền dúi vào tay  Mộng Điệp an ủi:
- Anh lo cho em suốt đời nầy.
       Từ một gái nhà quê, chỉ thời gian ngắn, Mộng Điệp chợt nhận thấy lời hứa hão huyền làm việc ở nơi sang trọng chỉ là chiêu thức dụ gái của những vị đại gia do thời thế tạo nên sự nghiệp.. Thế nhưng, cô vẫn chấp nhận dấn thân theo cuộc mua vui hành xác để đạt được mục đích: Tiền!
       Khi đã có tiền trong tay, bản tính của cô cũng thay đổi hắn. Mộng Điệp bây giờ đã lột xác và sống với kiểu cách dân sành điệu ở các vũ trường. Qua chuyện trò, tôi mới biết chân lý của cuộc đời là bắt đầu từ chữ TIỀN. Bây giờ, Mộng Điệp là một vũ nữ về chiều có tuổi đời hai mươi lăm, nhưng với tám năm tuổi nghề! Còn được gì cho một kiếp hồng nhan? Có chăng, chỉ còn những đêm vũ trường về khuya, cố lê đôi chân trên sàn nhảy , rả rời một đời vũ nữ, tàn phai sắc hương!

3./  Đời giáo viên:
        Nói đến giáo viên dạy học, có nhiều mỹ từ để gọi theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng như: Nghề gỏ đầu trẻ, nghề bán cháo phổi, nghe thanh cao và bóng bẩy hơn nữa là mỹ từ: Kỹ sư tâm hồn...
       Trước biến cố 1975, thời VNCH, nghề dạy học được xếp vào giai cấp trung lưu trong xã hội. Thầy giáo có những bậc: Giáo viên, giáo sư trung học đệ nhất cấp, giáo sư trung học đệ nhị cấp, giáo sư đại học. Tôi nhớ thời khi tôi mới ra trường bậc giáo sư trung học đệ nhất cấp, bậc lương hạng tập sự B1 là 24.700 đồng. Thời đó, tiền ăn ở mỗi tháng chỉ tiêu xài chừng 7.000 đồng, còn lại hơn 17.000 đồng tha hồ tiêu phí cafê và ăn sáng...
** Cô giáo viên cấp I:
       Sau ngày Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, tôi có dịp quen với một cô giáo dạy trường cấp I vùng Kinh Tế Mới, đời sống của người bạn tôi khi khoát lên mình mỹ từ: Người giáo viên nhân dân, tôi xin nhắc lại sau đây:
       Vốn hấp thụ được chút ít tri thức thời học phổ thông ở chế độ VNCH, sau ngày 30/4/1975, gia đình Nhung rơi vào hoàn cảnh sống eo hẹp, túng thiếu...Thế là cô gái trẻ của ngày nào có những ước mơ trở thành người giáo sư đệ nhị cấp, bây giờ phải lặn lội đến vùng Kinh Tế Mới để dạy chữ cho lủ trẻ con của những gia đình bị chế độ đánh Tư Sản, trở thành nghèo khổ sau cuộc đổi đời nghiệt ngã!. Nhiều người được Nhung dạy chữ đã không quên "cô giáo trẻ" đến từ Sài Gòn, có nhiệt tình và dạy học trò không nệ công sớm tối.
       Thuở ấy, ngoài giờ dạy học, Nhung làm thêm những việc như: Trồng rau muốn, nuôi heo và giúp đở những gia đình neo đơn nghèo túng. Với Nhung, mỗi con người là một bài học cuộc sống trôi theo dòng đời. Nhung thường nói tự nhủ:
 -Tôi nghĩ muốn dạy trẻ em nghèo học chữ thì phải học từ người nghèo cách suy nghĩ xem lủ trẻ cần học những gì. Trong nghĩ suy về lối sống, Nhung cảm nhận và ghi chép cho riêng mình những gì đang xảy ra trên con đường mình đã chọn.
       Câu nói nầy, cho tới hôm nay tôi vẫn còn ghi trong lòng mỗi khi nghĩ đến cô giáo trẻ tên Nhung đã một thời xông pha trên vùng kinh tế mới có cái tên Bà Bèo, nghe tưởng chừng nổi trôi giữa dòng đời phiêu bạt!
**Cô giáo viên mầm non:
      Đến hôm nay, hơn ba mươi năm qua, tưởng cuộc sống của những người kỷ sư tâm hồn trong chế độ XHCNVN đã bước được lên nấc thang trung lưu trong xã hội. Nhưng cơ hồ, vẫn còn đó cuộc sống chật vật, có những thầy cô giáo phải làm thêm việc khác mới đủ tiền chi tiêu cho gia đình. Sau đây, tôi ghi lạivài chi tiết thực của một cô giáo dạy trường Mầm Non nơi Sài Gòn mà tôi được dịp quen biết cách đây gần một năm:
      Tên của cô giáo là Mi, dáng người thon thả với thân hình cân đối của người phụ nữ có một con, nói như người đời thường ví von: Gái một con trông mòn con mắt! Khuông mặt của Mi có nét dịu hiền, được trang điểm thêm đôi mắt u buồn có chút trử tình của người phụ nữ Sơn Tây như trong thi ca Việt Nam diễn tả qua hai câu thơ của Quang Dũng:
Đôi mắt người Sơn Tây u uẩn,
Buồn viễn xứ không khuây.
        Quê của Mi ở xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Khi xong trung học, Mi lên Sài Gòn theo học trường cao đẳng đào tạo giáo viên dạy trẻ, ra trường được may mắn bổ nhiệm dạy mần non trong thành phố Sài Gòn. Tôi quen với Mi qua người em gái, chuyện tình có chút định mệnh: Tình em duyên chị. Nhớ lại những ngày đầu mới quen, tôi và Mi thường hay mâu thuẩn, vì lẽ quan niệm đời sống có chút khác biệt về cách sống và sự từng trải trong xã hội. Nhưng bây giờ, những dị biệt mất dần khi cô giáo Mi biết nhận thức.
       Tuy dạy một trường mần non thuộc dạng trường thí điểm cấp cao, những trẻ nhỏ được tuyển vào học thường là con của người giàu có, đại gia hay con Việt Kiều, nên lương bổng của giáo viên cũng được hưởng thêm những phụ cấp.  Dù vậy, cuộc sống của Mi vẫn còn thiếu hụt trong thời đại vật giá leo thang chóng mặt nơi chốn phồn hoa đô hội Sài Gòn! Cho tới hôm nay, tôi vẫn chưa biết xác thực số tiền lưong hằng tháng của Mi là bao nhiêu, nhưng qua cách sống, nơi ăn chốn ở, đủ biết cuộc sống của Mi còn chật vật và thiếu thốn! Nơi ở của Mi là một phòng nhỏ hẹp của căn gác trọ thấp ngang đầu, nằm trong con hẻm hun hút sâu thuộc phường 5 quận 11, thành phố Sài Gòn. Đây là một khu xóm lao động bình dân, đa số dân cư ngụ là những người đến từ các tỉnh ngoại thành, thuê phòng để tạm trú và tìm việc làm kiếm tiền gởi về gia đình. Cô giáo Mi là một trường hợp điển hình của đa số cư dân trong khu xóm lao động nầy.
       Tưởng cái nghề giáo viên dạy mầm non an nhàn lắm sao! Tôi được nghe cô Mi tâm sự:
- Trường em đang dạy thuộc loại tân tiến và cao cấp nhất trong thành phố Sài Gòn, nhưng cũng chưa được  hoàn chỉnh như các trường Mầm Non ở những quốc gia tiên tiến. Không hiểu vì thiếu giáo viên hay do nhà trường bóc lột sức lao động của thầy cô giáo, chúng em chỉ có hai người mà dạy và chăm sóc cho đến hơn năm chục em nhỏ. Tụi em vừa dạy chữ, chăm sóc miếng ăn nước uống và ngay cả những công việc cho trẻ con ngủ trưa và giải quyết vệ sinh cho các cháu nữa! Có thể nói xác thực hơn, tụi em là hai người mẹ có năm chục người con nhỏ dại, anh biết vất vả ngần nào!!
       Tôi nghe Mi kể đến đây, nói đùa:
- Công việc của em còn thua mẹ Âu Cơ, một mình mẹ đã nuôi nấng và dưỡng dục cho năm mươi người con và gây giống trở thành dân tộc Việt Nam bây giờ.
- Anh lý sự quá!
      Có điều tôi hiểu thêm về Mi là một giáo viên rất gương mẫu và có tác phong của người giáo viên nhân dân, học tập theo gương già Hồ. Nhiều lần tôi tranh luận với Mi:
- Bác hồ có gì tốt để em học tập và theo gương Bác?
       Cô giáo Mi cải lại tôi:
- Bác Hồ là người yêu nước, thương dân, một đời không lấy vợ để lo việc nước...
- Sao cô giáo biết Bác không có vợ?
- Những mẩu chuyện viết về Bác, giảng dạy ở cấp I, cấp II...
- Đúng! Bác rất tinh khôn! Vì lấy vợ làm chi thêm phiền toái khi chịu đựng những cơn ghen của đàn bà. Nói một cách dể hiểu, bác Hồ của cô Mi không muốn mình ăn cơm mãi, thỉnh thoảng phải thay món: Phở hay hủ tiếu...
       Mi đánh yêu tôi:
- Anh dám nói xấu Bác Hồ của em.
- Anh không bao giờ nói xấu ai, vì đó là bộ mặt thật của Bác! Có phải Nông Đức Mạnh là con rơi của Bác chăng?
- Nhưng người ta thường bảo: Sống ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
- Anh hiểu và thông cảm cho người dân sống dưới chế độ CSVN!  

      Tôi chào Mi trở về khách sạn. Ra khỏi con hẻm, tôi bách bộ đi trên đường phố cho thư giản đôi chút. Nhìn những quán cafê đèn màu chớp tắt theo tiếng nhạc du dương, những nhà hàng tấp nập thực khách ăn đêm, những cao ốc chọc trời.... Tôi tưởng rằng thành phố Sài Gòn là biểu tượng đời sống sang giàu của người dân Việt Nam! Nhưng không, Sài Gòn còn đó những xóm nghèo Phú Định, Gò Vấp, Kinh Nhiêu Thục...Những địa danh còn đó hàng vạn căn nhà ổ chuột mà những người công nhân, lao động nghèo, giáo viên, sinh viên học sinh..v..v... Tất cả họ đang sống với mảnh đời cơ cực và bị bóc lột đến tận xương tủy của giới tư bản thời đại mới: Tư bản Đỏ Việt Nam!